Việc chạy nhanh rồi phanh gấp sẽ làm xe tải lún bùn nhanh hơn. Do đó, tài xế nên về số thấp và chạy chậm, giúp kiểm soát xe tốt hơn là lúc nào cũng đạp chân phanh. Đạp phanh bằng cách nhấp từng chút một cũng sẽ giúp giảm khả năng sa lầy của xe có tải trọng lớn.
Lốp căng chỉ tốt khi xe tải đang di chuyển trên đường nhựa. Còn đối với những đoạn đường bùn lầy, tài xế có thể xì bớt hơi trong lốp xe để dễ dàng vượt qua.
Nếu xe lỡ bị lầy, tài xế có thể dùng kích bánh xe (hay còn gọi là con đội) để nâng bánh lên, và tiếp tục dùng vật cản như đá, gỗ… để kê bên dưới. Khi đã có điểm tựa chắc chắn, chỉ cần chuyển động xe tới lùi liên tục để thoát khỏi vũng lầy.
Khi đường lún không quá sâu, tài xế chỉ cần dùng xẻng gạt đi phần lún là xe có thể đi tiếp. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng một thanh gỗ buộc lên lốp xe, thanh gỗ này sẽ giúp xe không bị trượt lại và vượt qua được đoạn lầy.
5. Dùng tời
Tời là công cụ đắc lực nhất giúp xe tải tự thoát lầy mà không cần nhiều trợ giúp. Tuy nhiên, tài xế cần lưu ý là dụng cụ này thường chỉ chịu được khoảng ⅓ tải trọng của xe. Đồng thời, cần móc tời vào những bộ phận chắc chắn để đảm bảo an toàn cho cả người và xe.
Dây xích bánh là một phương pháp dễ dàng khác. Nó giúp gia tăng ma sát cho bánh xe, làm cho xe khó bị trượt ở những khu vực đường trơn. Điều lưu ý duy nhất là cách này phải làm thủ công khá tốn công và phải tháo ra sau khi vào lại đường nhựa.
Khi bị sa vào cát lún, có một phương pháp nhanh thoát lầy đó là hốt đầy cát bỏ vào bao tải. Sau đó dùng bao tải này làm điểm cố định rồi dùng tời kéo xe ra khỏi khu vực lún. Nhược điểm là cách này khá tốn thời gian và công sức.
Đây là những cách đơn giản nhất giúp xe tải vượt qua những đoạn đường lầy, lún. Tuy nhiên, nếu lún quá sâu thì các bác tài có thể gọi đội cứu hộ hoặc nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn